Ăn gì để chống đầy hơi, bụng phẳng?

Sau những cuộc vui kéo dài, hệ tiêu hóa của chúng ta là cơ quan phải gánh những việc nặng nhọc nhất. Điều này làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, thậm chí mắc chứng béo phì sau Tết. Làm thế nào để có bụng phẳng là mơ ước không chỉ của phái đẹp mà còn của cả đàn ông. Nhưng càng có tuổi các cơ của con người càng có xu hướng chảy xệ, tích mỡ, làm cho vẻ ngoài của họ không còn hấp dẫn. Chúng ta luôn mong có được những múi cơ săn chắc như lúc còn thanh xuân, loại bỏ mỡ thừa nhưng cũng phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thói quen tiệc tùng, ăn uống vô độ, ăn nhiều thịt, đồ chiên, rán, hút thuốc, uống rượu, không luyện tập thể thao là những nguyên nhân khiến bạn đầy hơi, khó chịu, bụng lúc nào cũng thấy ấm ách. Lâu dần sẽ để lại hậu quả xấu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm bụng chảy ra. Làm thế nào để đối phó trong trường hợp này, có một số loại thực phẩm được chứng minh có tác dụng chống đầy hơi và lấy lại cơ bụng phẳng lì như mơ ước.

Dấm táo

Dấm táo đã được chứng minh rất hữu ích trong việc chữa trị chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng. Nó có tác dụng trung hòa, làm giảm độ axít của dạ dày – nguyên nhân khiến ợ hơi, đầy bụng. Nó có tác dụng ngay lập tức để giảm chướng bụng. Axít acetic trong dấm táo có tác dụng điều tiết glucose trong thực phẩm làm giảm gánh nặng cho dạ dày. Hãy pha 1 thìa dấm táo với 1 cốc nước, uống trước bữa ăn sẽ cho tác dụng hiệu quả.

Trà thảo mộc

Sử dụng trà hoa cúc, trà sả hay các loại trà bạc hà hỗ trợ cực tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng có thể giảm chứng đầy hơi sau một bữa ăn quá độ. Những triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, trào ngược dạ dày sẽ bị các loại thảo mộc như bạc hà hóa giải. Nếu không có trà khô, dùng lá bạc hà tươi vò nát pha với nước nóng cũng có tác dụng tương tự. Một số loại trà thảo mộc ngoài tác dụng tốt cho đường tiêu hóa còn có tác dụng an thần, làm đẹp da, chữa cảm lạnh, giảm đau.

Đu đủ

Đu đủ được mệnh danh là “trái cây thiên thần” bởi chúng có hàm lượng papain cao, đây là một loại enzym giúp tiêu hóa thức ăn. Phòng chống táo bón, đầy bụng ngoài tác dụng làm thanh thải đường ruột, nó còn giúp cho chúng ta có một cái bụng phẳng. Nhiều người không biết rằng đu đủ xanh có hàm lượng papain cao hơn đu đủ chín, việc bổ sung đu đủ xanh vào các món salad của bạn là điều nên làm. Món nộm làm từ đu đủ xanh nên được thêm vào thực đơn của gia đình bạn nếu muốn bụng phẳng.

Trái bơ

Nhiều người cho rằng ăn quả bơ gây béo, nhưng thực tế thì ngược lại bởi bơ có chứa các enzym tiêu hóa lipase có nhiệm vụ phá vỡ mối liên kết của các chất béo. Axit oleic trong trái bơ cản trở việc hấp thu nhanh của cơ thể, từ đó giảm cảm giác thèm ăn. Thậm chí nhiều nghiên cứu cho biết, beta-sitosterol trong quả bơ còn làm giảm cholesterol trong máu. Nếu loại bỏ được các lớp mỡ thừa, một vòng 2 săn chắc sẽ không còn quá xa đối với bạn.

Gừng

Đây là loại gia vị hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả, tinh chất ấm nóng từ gừng giúp giảm đau bụng, ợ hơi, ợ nóng hay các chứng đầy bụng khó tiêu. Đặc biệt chứng khó tiêu sau uống rượu sẽ biến mất nếu uống một cốc trà gừng. Tính nóng của gừng giúp cơ thể đốt cháy chất béo, tăng khả năng trao đổi chất, từ đó sản sinh ra năng lượng và không làm cơ thể tích trữ mỡ thừa.

Dứa

Các phương thuốc cổ xưa thường sử dụng dứa để chữa đầy hơi. Khoa học đã chứng minh rằng, chính nhờ enzym bromelin trong dứa- một loại enzym trong quá trình tiêu hóa thức ăn có chức năng phá vỡ các protein để chữa đầy hơi, khó chịu ở dạ dày.

Chuối

Đây cũng là một loại thực phẩm chống đầy hơi hiệu quả và còn có tác dụng làm phẳng bụng. Hàm lượng kali dồi dào trong chuối giúp cơ thể giải phóng nước khỏi các tế bào là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đầy hơi ở bụng.

Dưa hấu

Với thành phần 92% là nước, đây là loại quả giống như một thuốc lợi tiểu từ thiên nhiên. Khi ăn các loại hoa quả có hàm lượng nước lớn cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đào thải ra ngoài một lượng nước tương ứng, việc này như một mũi tên trúng 2 đích, nó vừa có tác dụng thanh lọc cơ thể vừa rút hết nước dư thừa đang gây đầy hơi trong dạ dày của bạn.

Sữa chua

Ngoài những loại thực phẩm kể trên , để có một vòng 2 phẳng lì như mơ ước, bạn cũng có thể bổ sung các loại thực phẩm nhiều probiotic như sữa chua, chúng làm tăng vi khuẩn có lợi trong dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn, giảm triệu chứng đầy hơi, khó chịu.

Một lối sống lành mạnh, tránh xa stress, lo âu, căng thẳng cũng hạn chế việc sản xuất cortisol – một chất lưu trữ các chất béo trong cơ thể, tránh bụng tích mỡ, chảy xệ.

Bạch Dương

Theo Foodworldnews

Bắt bệnh qua bàn chânBắt bệnh qua bàn chân10 công dụng phòng, chữa bệnh từ củ cải10 công dụng phòng, chữa bệnh từ củ cải8 cách dễ dàng làm tăng chất lượng tinh trùng8 cách dễ dàng làm tăng chất lượng tinh trùng

Những món tráng miệng hấp dẫn, tốt cho sức khỏe sau khi ăn cỗ

Ăn đồ nướng, tráng miệng 1 quả lê

Các nhà khoa học Hàn Quốc khám phá rằng, sau khi ăn đồ nướng hoặc thức ăn nhanh (fast food) tráng miệng 1 quả lê, là một phương thức tốt cho sức khỏe. Thức ăn trải qua quay nướng sẽ sản sinh nhiều chất gây ung thư, chẳng hạn như benzen. Quả lê nhất là nước vắt lê có chứa nhiều chất chống ung thư, giúp loại bỏ chất gây ung thư, bảo vệ đường ruột tránh được tác hại của ung thư ở một mức độ nhất định.

Theo Đông y, quả lê tính hơi mát, vị ngọt, giúp sinh tân giải khát, nhuận táo hóa đàm, nhuận trường thông tiện, lê vốn được mệnh danh “tổ tiên của trăm quả”. Khuyến cáo dùng quả lê phối hợp với phổi heo, củ mài, xuyên bối, hạnh nhân, chẳng hạn như: canh phổi heo nấu lê; quả lê nấu củ mài và hạnh nhân, dùng tráng miệng sau bữa ăn, việc bảo vệ sức khỏe sẽ “hiệu quả nâng cao”.

Ăn đồ béo ngậy, tráng miệng 1 quả hồ đào

Trên bàn ăn của bạn thức ăn béo ngậy hơi nhiều, sau bữa ăn tráng miệng 1 quả hồ đào giúp ích rất nhiều, dựa vào acid amino đặc thù trong hồ đào, giảm tác hại của mỡ máu cao đối với động mạch, đảm bảo tính mềm mại và sức sống của động mạch, phòng ngừa xơ cứng. Đây là kết luận nghiên cứu từ các nhà khoa học người Đức thu được từ nhóm đối tượng hơn 20 thành viên.

Người ta sau bữa ăn béo ngậy, trong thành động mạch lập tức xuất hiện quá trình oxy hóa có hại, nếu như quá trình này tồn tại lâu dài sẽ thúc đẩy động mạch xơ cứng, theo đó tăng nguy cơ xảy ra bệnh tim mạch và đột quỵ. Tương tự dầu ô liu, hồ đào giúp giảm quá trình oxy hóa này một cách có hiệu quả, ngăn ngừa mạch máu xơ cứng.

Điều đáng nói là hồ đào hơn dầu ô liu, bất kể bạn có cholesterol mức cao như thế nào, hồ quả đều đảm bảo được tính mềm mại và đàn hồi của động mạch. Do vậy, sau khi bạn dùng nhiều thức ăn giàu mỡ như: xúc xích, bơ, dùng một quả hồ đào sẽ rất có ý nghĩa.

Ăn lẩu, tráng miệng chút sữa chua

Thưởng thức món lẩu, thời gian thường kéo dài, nhiệt độ cao của nồi lẩu, đặc biệt là lẩu chua cay, kích thích nhiều đối với đường ruột, dễ gây tổn thương niêm mạc đường ruột mà tạo ra nguy cơ tiềm ẩn.

Phương pháp hóa giải là sau ăn lẩu tráng miệng chút sữa chua. Sữa chua không chỉ dinh dưỡng phong phú mà còn giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột. Trong sữa chua có chứa acidophilus, làm toan hóa lòng ruột, ức chế vi khuẩn gây hại sinh trưởng, giảm tác dụng của các độc tố trong đường ruột, từ đó phòng ngừa xảy ra chứng đau bụng, tiêu chảy.

Ăn cua, tráng miệng nước gừng đường tán

Thịt cua dinh dưỡng phong phú, hàm lượng đạm rất cao, là một trong những món ngon được nhiều người yêu chuộng. Tuy nhiên, Đông y cho rằng thịt cua tính mát, không tốt đối với người tỳ vị hư hàn, nhất là người bệnh viêm dạ dày mạn tính, có thể gây ra triệu chứng đau dạ dày, tiêu chảy, nôn ói…

Hai phương pháp thích hợp: một là chuẩn bị một ít gừng tươi giã nhuyễn; gừng tươi thái sợi trộn trong đĩa dấm, dùng thịt cua chấm ăn. Bởi vì gừng tươi tính ấm nóng, tăng cường và tăng tốc tuần hoàn máu, kích thích bài tiết dịch vị, bổ trợ ngay tính mát của thịt cua. Hai là sau khi ăn thịt cua tráng miệng một ly nước gừng đường tán. Đường tán tương tự như gừng tươi có tác dụng ấm dạ dày, khu hàn, hai thứ phối hợp hiệu quả làm ấm dạ dày càng cao.

Chế biến nước gừng đường tán: trước tiên rửa sạch gừng tươi, thái sợi cực nhỏ, cho vào nồi nước nhỏ, sau khi đun sôi bằng lửa mạnh thêm vào đường tán, chuyển lửa nhỏ hầm vài phút, chờ nước gừng tan trong đường tán thì hoàn tất.

Ăn lương thô, tráng miệng thêm nước

Lương thô chủ yếu bao gồm: mễ cốc (như: bắp, hạt kê, gạo, nếp, đại mạch, yến mạch, kiều mạch), đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu tằm, đậu hòa lan), rễ củ (khoai lang, khoai tây, củ mài)… vì chưa tinh chế nên thành phần dinh dưỡng được bảo tồn hoàn chỉnh hơn.

Bên cạnh đó, lương khô chứa hàm lượng chất xơ cao, sau khi dùng dễ phát sinh cảm giác no, theo đó hấp thu ít calo, phát huy tác dụng làm ốm. Một người trưởng thành hằng ngày nên hấp thu mễ cốc 300 - 400g, trong đó chứa lương thô 50 - 100g, chủng loại lương thô nên đa dạng.

Lưu ý: sau khi ăn lương thô cần uống nhiều nước, bởi vì chất xơ trong lương thô cần bổ sung nhiều nước làm “hậu thuẫn”, mới đảm bảo đường ruột hoạt động bình thường, nếu bạn ăn gấp 1 lần chất xơ, thì nên uống thêm một phần nước, với nước đun để nguội là tốt nhất.

Dùng mì ăn liền, tráng miệng trái cây

Không ít công chức, viên chức bận rộn suốt ngày, khổ nỗi không có thời giờ chuẩn bị 3 bữa ăn thịnh soạn, bởi thế món mì ăn liền được chọn thay thế. Mì ăn liền tuy thuận tiện, nhưng thành phần dinh dưỡng hơi “đơn điệu” và “thiếu thốn”, “làm bạn” trong thời gian dài không tốt cho sức khỏe. Mấu chốt để có lợi và giảm tác hại là cải tiến cách dùng, từ chế nước sôi sang nấu, đồng thời thêm 1 quả trứng gà và rau cải vừa đủ. Khuyến cáo đưa ra cách nấu là để mì ăn liền hấp thu phần nước càng tốt hơn, giúp ích cho đường ruột tiêu hóa.

Ngoài ra, sau khi dùng mì ăn liền, ăn thêm một ít trái cây như: táo tây, dâu tây, cam, kiwi… để bổ sung vitamin và khoáng tố còn thiếu trong mì ăn liền.

Người bệnh ho, tráng miệng quả hồng

Quả hồng không chỉ dinh dưỡng phong phú, có chứa nhiều glucid, vitamin và nguyên tố vi lượng, hơn nữa còn có công hiệu thanh nhiệt nhuận táo, hóa đàm chữa ho, là một trong những loại trái cây bảo vệ sức khỏe lý tưởng hơn cho người bệnh ho. Sau bữa ăn tráng miệng bằng quả hồng, có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt hơn đối với ho khạc.

Lưu ý, không ăn quả hồng trước bữa ăn. Bởi vì trước bữa ăn cơ thể trong trạng thái đói, dịch vị bài tiết nhiều, nồng độ hơi cao, quả hồng chứa nhiều tannin, chất keo và chất co se hòa tan, một khi kết hợp dịch vị nồng độ cao, dễ hình thành các dạng sỏi.

Người rối loạn tiêu hóa, tráng miệng khóm, đu đủ

Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa, sau bữa ăn có thể ăn ít khóm (thơm/dứa). Khóm có chứa enzyme đặc thù, phân giải protein trong dạ dày, bổ sung men tiêu hóa bị thiếu trong cơ thể, giúp chức năng tiêu hóa hồi phục bình thường.

Ngoài ra, khóm còn chứa chất xơ, có hiệu quả nhất định đối với táo bón. Sách “Bản thảo cương mục” sớm đã khẳng định, khóm giúp kiện tỳ vị, cố nguyên khí. Tuy nhiên, một số người có thể dị ứng đối với khóm, trước tiên cần ngâm trong nước muối 10 phút, chờ đến khi kết cấu của enzyme gây dị ứng bị phá hỏng thì dùng sẽ an toàn.

Ngoài ra, đu đủ cũng đáng phổ biến, có ích do giàu chất papain, trợ giúp tiêu hóa và hấp thu đạm động vật.

Dược sĩ. BÀNG CẨM